Chú thích Trần_Sân

  1. Đê Quy Nhân là công trình thủy lợi được xây dựng vào đầu đời Minh, nhằm che chở cho Tổ lăng của hoàng tộc. Đầu phía tây của đê khởi từ Điểu Nhà Lĩnh (nay là vị trí cách trấn Quy Nhân 3 dặm về phía tây), cho đến đầu phía đông ở vũng Tôn Gia (nay là thôn Áp Vu, trấn Thương Tập, khu Túc Thành). Trấn Quy Nhân là danh trấn ở lưu vực Giang – Hoài vào hai triều đại Minh – Thanh, được ca ngợi là Tiểu Tô Châu, nằm ở phía tây bắc huyện Tứ Hồng, địa cấp thị Túc Thiên, Giang Tô
  2. Nay là thôn Hồ Gia Câu, hương Thái Gia Nhai, huyện Hưng, địa cấp thị Lữ Lương, Sơn Tây
  3. Thanh sử cảo, tlđd chép là nguyên văn là "xuất Tuy hồ chi thủy", có lẽ là sông Tuy (濉河)
  4. Đập Cao Gia ban đầu được gọi là Đại đê của hồ Hồng Trạch, là một trong những công trình thủy lợi nhân tạo trên 2000 tuổi của thế giới, có thuyết cho rằng đây là sáng kiến của Trần Đăng cuối đời Đông Hán; nay thuộc thôn Cao Gia Yển, huyện tự trị dân tộc Thổ Gia Trường Dương, địa cấp thị Nghi Xương, Hồ Bắc. Hồ Hồng Trạch nằm tại cửa sông của sông Tuy
  5. Máng cỏ (thảo bá) là một loại công trình thủy lợi được xây dựng bằng các nguyên liệu đơn sơ: tre, củi, cọc gỗ, cỏ và đất, vì thế cũng được gọi là máng đất (thổ bá) hay máng củi (sài bá)
  6. Đập Thiên Phi đời Minh không rõ được đặt ở đâu và khi nào, còn đập đời Thanh phải đến năm Càn Long thứ 4 (1739) mới được chuẩn y cho xây dựng, dựa trên cơ sở là cầu đá Thông Huệ, dự toán vượt quá 22,000 lạng bạc, đến năm thứ 6 thì hoàn tất. Đập nằm tại vị trí phụ cận cửa bắc Diêm Thành, nhìn ra sông Hán, bởi nằm cạnh cung Thiên Phi đời Minh nên mới có tên như vậy; ngày nay gọi là Thành Bắc Đại kiều